Tìm hiểu 9 nhân tố tác động đến lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp nên làm gì khi lãi suất tăng, giảm?
Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lãi suất ngân hàng liên tục có sự biến động không ngừng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp. Vậy nguyên nhân nào đã tác động đến lãi suất ngân hàng? Khi lãi suất tăng giảm thì doanh nghiệp cần phải làm gì?
9 nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất ngân hàng
Cung cầu tiền tệ
Lãi suất là giá cả được xem là “đôi bạn” của nhau, chính vì vậy sử dụng vốn vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung và cầu hoặc cả cung và cầu tiền tệ không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Tuy mức biến động của lãi suất ít nhiều phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương, song đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Do vậy, có thể tác động vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược trong từng thời kỳ chẳng hạn như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm. Mặt khác, muốn duy trì sự ổn định của lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo vững chắc.
Lạm phát kỳ vọng
Khi lạm phát được dự đoán tăng trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Điều này là xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa và để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Mặt khác, công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hàng hoá hoặc những dạng thức phi tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu có thể. Tất cả những điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất trên thị trường. Từ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đối với việc ổn định lãi suất, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
Tỷ suất lợi nhuận bình quân của các dự án đầu tư phải cao hơn lãi suất các khoản vay tài trợ cho dự án. Có như vậy các nhà đầu tư mới có lợi nhuận từ các dự án đầu tư và phấn khởi mở rộng đầu tư. Do đó, cách đánh giá, lựa chọn chính sách lãi suất phù hợp sẽ dựa trên cơ sở ước lượng tỷ suất lợi tức trung bình của nền kinh tế.
Bội chi ngân sách
Bội chi ngân sách ở trung ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu tiền tăng và làm tăng lãi suất. Sau nữa, bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và sẽ gây áp lực tăng lạm phát. Thông thường, Chính phủ thường tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm và lãi suất thị trường có xu hướng tăng. Mặt khác, do tài sản có của NHTM tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, dự trữ vượt mức giảm nên lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng.
Những thay đổi trong thuế
Thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp luôn có tác động đến lãi suất. Khi các hình thức thuế này tăng sẽ điều tiết đi một phần thu nhập của các cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh chứng khoán. Mọi người đều quan tâm đến thu nhập thực tế hơn là thu nhập danh nghĩa. Do vậy, để duy trì một mức lợi nhuận thực tế nhất định, họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi của thuế.
Tỷ giá hối đoái kỳ vọng
Khi đồng nội tệ yếu, bị những sức ép lớn do những dao động của các đồng ngoại tệ mạnh thì tâm lý phổ biến của người dân là coi ngoại tệ mạnh như một trong những loại tài sản tiết kiệm an toàn. Chẳng hạn, khi hiện tượng đô la hoá xảy ra, người dân sẽ ồ ạt chuyển sang tiết kiệm bằng ngoại tệ cụ thể là đô la Mỹ. Làm như vậy người gửi hưởng lợi kép gồm lãi suất tiền gửi và sự lên giá của đồng đô la Mỹ. Sự chuyển dịch này tạo ra sự khan hiếm nội tệ ở các NHTM và buộc các ngân hàng này phải tăng lãi suất tiền gửi đồng nội tệ để huy động cho vay nền kinh tế. Như vậy, khi xây dựng chính sách lãi suất cần phải xem xét đến khía cạnh tỷ giá để giảm bớt mức chênh lệch giữa lợi tức lãi suất tiền gửi nội tệ và ngoại tệ hay lãi suất cho vay nội tệ và ngoại tệ. Điều này giúp giảm bớt sự dịch chuyển không mong đợi từ tiền gửi nội tệ sang đô la khi đồng đô la lên giá.
Những thay đổi trong đời sống xã hội:
Ngoài những yếu tố trên, sự thay đổi của lãi suất còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về đời sống xã hội khác như tình hình về kinh tế, chính trị cũng như những biến động tài chính quốc tế như các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới, các luồng vốn đầu tư ra vào đối với các nước…
Tất cả những điều này gợi ý cho những nhà nghiên cứu, soạn thảo và điều hành chính sách lãi suất phải có một cách nhìn và đánh giá một cách tổng thể trước khi đưa ra bất cứ một kết luận hay một quyết định nào có liên quan đến lãi suất.
Giá dầu và lạm phát
Tổng cục Thống kê cho biết CPI tháng 5 là tháng có mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Ngoài ra, tháng 5.2016 cũng được ghi nhận là tháng có 11 nhóm hàng đồng loạt tăng giá so với tháng trước trong vòng 3 năm qua. Điều này cộng hưởng với giá dầu đã vượt 50 USD/thùng so với mức thấp kỷ lục 25 USD đầu năm. Mặc dù còn nhiều yếu tố kiềm chế nhưng đà tăng của giá dầu là rõ ràng và nó sẽ tiếp tục gây sức ép lên lạm phát. Đặc biệt trong trường hợp GDP không đạt kỳ vọng, lạm phát có thể vượt mức 4-5%. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng buộc lãi suất phải tăng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, các dự báo đều cho rằng khả năng lạm phát vượt 5% là khó xảy ra, trừ khi có các cú sốc lớn.
Tăng trưởng GDP, tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng GDP của Việt Nam đang có dấu hiệu chậm hơn so với năm ngoái (quý 1 chỉ tăng 5,46% so với mức 6,12% cùng kỳ 2015) trong bối cảnh Chính phủ khóa mới đang dồn mục tiêu cam kết hỗ trợ cho doanh nghiệp và tăng trưởng. Vì vậy nếu GDP không đạt mức kế hoạch hoặc tối thiểu 6,5% thì Chính phủ sẽ phải hỗ trợ bằng nhiều biện pháp, trong đó có kích thích tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, hiệu lực của Thông tư 06 về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ đầu năm 2017 và giảm tiếp từ 2018 cũng yêu cầu các ngân hàng phải có lộ trình hạn chế mức tăng tín dụng trung dài hạn, mà với năng lực sản xuất trong nước tăng không đáng kể (tăng trưởng GDP hiện nay chủ yếu vẫn có đóng góp lớn của khối FDI), thì tăng trưởng tín dụng cũng khó có khả năng tăng cao hơn mục tiêu 20%. Trong trường hợp đó Chính phủ sẽ phải tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và hạn chế, trung hòa các tác nhân gây tăng lãi suất, hỗ trợ cho khả năng hấp thu vốn của các doanh nghiệp
Doanh nghiệp nên làm gì khi lãi suất tăng, giảm?
Sau rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự biến động của lãi suất ngân hàng, doanh nghiệp cần phải làm gì để ổn định tài chính cũng như tận dụng như thế nào để đạt được doanh thu cao nhất đối với công ty?
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Thời kỳ lãi suất đầy dãy những biến động cũng là cơ hội để thanh lọc những doanh nghiệp không có năng lực, góp phần đưa thị trường phát triển ổn định và hiệu quả hơn. Do đó, nếu doanh nghiệp không tỉnh táo sẽ rất nhanh chóng gặp phải đòn chí mạng.
Do đó, căn cứ vào tình hình cũng như biến động của thị trường và xu hướng kinh doanh. Doanh nghiệp cần nhanh chóng thay đổi chiến lược với hạn mức tài chính cho phép để tận dụng thời cơ phát triển, xây dựng lại chiến lược kinh doanh và đầu tư trong thời điểm đó
Lãi suất tăng cao, tỷ giá vừa có điều chỉnh mạnh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ chịu tác động như thế nào?
Lãi suất tăng cao, tỷ giá vừa có điều chỉnh mạnh. Doanh nghiệp cân nhanh chóng nắm bắt cơ hội đầu tư và thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp với từng hoàn cảnh biến động của lãi xuất.