Tin tức

Gói hỗ trợ tài chính trị giá 1,9 ngàn tỷ $ của chính quyền tổng thống Biden có tác động gì đến kinh tế toàn cầu?

Posted on 08/05/2021 By Admin

Ngày 11-3 Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành gói cứu trợ 1.900 tỉ USD, một ngày sau khi được Quốc hội thông qua. Dự luật được đặt tên "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ" bao gồm hỗ trợ trực tiếp 1.400 USD cho mỗi người dân Mỹ.

Gói cứu trợ mới trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden

Ngày 11-3 Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành gói cứu trợ 1.900 tỉ USD, một ngày sau khi được Quốc hội thông qua. Dự luật được đặt tên "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ" bao gồm hỗ trợ trực tiếp 1.400 USD cho mỗi người dân Mỹ.

Gói cứu trợ này được đưa ra nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động phân phối vắc-xin, mở cửa lại trường học, gia hạn trợ cấp thất nghiệp tới tháng 9. Đồng thời, với mức tài chính này có thể hỗ trợ chính quyền các bang và địa phương, mở rộng chương trình chăm sóc sức khỏe với mức giá hợp lý Obamacare, phù hợp với điều kiện của người dân.

Kể từ khi chính quyền Tổng thống Biden nhậm chức thì "Kế hoạch giải cứu nước Mỹ" này được coi là thắng lợi đầu tiên của vị tân tổng thống. Tổng thống Biden ký thành luật gói giải cứu kinh tế tạo ra một động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế Mỹ. Thế nhưng cũng làm dấy lên lo ngại tăng trưởng có thể "quá nóng" và buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến ​​trước đó.


Ý nghĩa của gói cứu trợ mới trị giá 1.900 tỷ USD đối với thế giới

Lợi ích lớn đối với nước Mỹ và thế giới

Với gói “Giải cứu nước Mỹ” của vị tân tổng thống Bidden, dự đoán sẽ giúp nền kinh tế nước Mỹ tăng trưởng 6,5% trong năm nay và cao hơn gấp đôi so với dự báo trước đó. 

Đồng thời,  gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD cũng mang lại hiệu quả tích cực đối với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của các đối tác thương mại lớn, bao gồm Hàn Quốc. Cụ thể theo đánh giá của Tổ chức OECD với số tiền 1.900 tỷ USD sẽ giúp tăng GDP của nền kinh tế số 1 thế giới tăng trưởng bình quân 3-4% trong năm đầu tiên cũng như giúp tăng trưởng kinh tế thế giới thêm được 1%.

Các quốc gia láng giềng Canada, Mexico

Thách thức lớn đối với các nước Trung Quốc, Nhật Bản.

Tuy nhiên gói cứu trợ của Tổng thống Biden cũng đem lại những thách thức không hề nhỏ. Đổ thêm tiền vào nền kinh tế kích thích nhu cầu sẽ thúc đẩy lạm phát và làm gia tăng lãi suất trở lại. Đây là một tin xấu với những doanh nghiệp hay nền kinh tế vay nợ quá nhiều như Nhật Bản hay Trung Quốc. Thậm chí Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) cũng đã tỏ ra lo ngại chi phí vay nợ gia tăng sẽ làm giảm hiệu quả của các gói kích thích kinh tế trong khu vực này.

Những nước nghèo cũng sẽ gặp tổn thất khi họ phải vay nợ rất nhiều trong mùa dịch. Lãi suất tăng sẽ khiến họ gặp khó trong việc chi trả. Hơn nữa việc nền kinh tế hồi phục mạnh, ngân hàng tăng lãi suất sẽ khiến đồng USD tăng giá và làm tổng giá trị khoản nợ cao hơn so với ban đầu đối với những nước vay bằng ngoại tệ.

Theo South China Morning Post, kế hoạch giải cứu trị giá ngàn tỉ USD của Tổng thống Biden đã nâng mức cảnh báo ở Trung Quốc. Các quan chức chính phủ và cố vấn Trung Quốc công khai bày tỏ lo ngại rằng việc bơm tiền ồ ạt vào thị trường toàn cầu có thể thổi phồng bong bóng tài sản, gây thêm xáo trộn thị trường tài chính và dẫn đến lạm phát cao hơn.

Mức nợ cao của chính phủ Mỹ (27.800 tỉ USD cuối năm 2020) và thâm hụt ngân sách liên bang ước tính 3.100 tỉ USD có thể sẽ gây nguy hiểm cho giá trị đồng USD và gây rối loạn cho thị trường tài chính, mang tới "những rủi ro hệ thống" cho nền kinh tế toàn cầu, ông Hoàng Kỳ Phàm cảnh báo.